Hợp Tán
Hợp Tán

Hợp Tán

Mahmud Ghazan (sinh năm 1271 – mất ngày 11 tháng 5 năm 1304) (tiếng Mông Cổ: Газан хаан, tiếng Ba Tư: غازان خان‎, Ghazan Khan, đôi khi được người phương Tây gọi là Casanus [2]) là Hãn thứ 7 của Y Nhi Hãn quốc của Đế quốc Mông CổIran ngày nay từ năm 1295 đến 1304. Ông là con trai của A Lỗ Hồn, cháu nội của A Bát Cáp và là chắt của Húc Liệt Ngôt, tiếp nối một loạt nhà cai trị là hậu duệ trực hệ của Thành Cát Tư Hãn. Được coi là người nổi bật nhất trong số các Y Nhi Hãn, ông nổi tiếng vì đã cải sang Hồi giáo sau khi hội kiến với Imam Ibn Taymiyya vào năm 1295 khi ông lên ngôi, đánh dấu một bước ngoặt cho tôn giáo thống trị của người Mông Cổ ở Tây Á (Iran, Iraq, Anatolia và Transcaucasia). Một trong nhiều người vợ chính của ông là Khoát Khoát Chân, một công chúa nhà Nguyên (vốn ban đầu được hứa hôn với cha của Hợp Tán là A Lỗ Hồn trước khi chết) được gửi tới Ba Tư bởi Hốt Tất Liệt.Trong triều đại của mình, Hợp Tán thi hành vũ lực với các nước lân bang, bao gồm chiến tranh với triều đại Mamluks Ai Cập để tranh quyền kiểm soát Syria cũng như giao tranh với Hãn quốc Sát Hợp Đài. Hợp Tán cũng cố gắng thiết lập quan hệ ngoại giao với châu Âu, tiếp tục những nỗ lực không thành công của những người tiền nhiệm trong việc thành lập một liên minh Pháp-Mông Cổ. Là một người có học vấn, Hợp Tán có thể nói nhiều ngôn ngữ khác nhau, có nhiều sở thích và đã đưa ra nhiều cải cách nhiều trọng yếu Y Nhi Hán quốc, đặc biệt là trong vấn đề chuẩn hóa tiền tệ và chính sách tài khóa.